Tại sao vàng miếng đắt hơn vàng nhẫn?
Thời gian qua có lúc giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng nhẫn 9999 tới cả chục triệu đồng/lượng. Dù cho chính phủ và ngân hàng nhà nước đã can thiệp mạnh nhiều lần vào thị trường nhưng giá vàng miếng SJC vẫn cứ neo cao. Vậy nguyên nhân cốt lõi là do đâu? Hãy cùng TRIDICO tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.
Nội dung chính bài viết
1. Phân biệt vàng miếng SJC và vàng nhẫn
2. Điểm mạnh và điểm yếu của vàng miếng SJC so với vàng nhẫn
2.1. Điểm mạnh của vàng miếng SJC
2.2. Điểm yếu của vàng miếng SJC
3. Lý do gì khiến vàng miếng đắt hơn vàng nhẫn?
4. Giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch giá vàng như hiện nay.
4.3. Kiểm soát hoạt động đầu cơ
1. Phân biệt vàng miếng SJC và vàng nhẫn
Nghe cái tên là đủ biết 2 loại vàng này có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ được bản chất đặc thù của 2 loại vàng này.
1.1. Vàng miếng SJC là gì?
Vàng miếng SJC là loại vàng được đúc thành nguyên miếng hình chữ nhật có in hình rồng và 4 số 9 biểu thị cho tỷ lệ vàng là 99.99%, mặt trên có thông tin công ty SJC được bọc một lớp nhựa xung quanh để bảo quản. Đây là loại vàng được sản xuất trực tiếp bởi công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Saigon Jewelry Holding Company), công ty này thuộc sở hữu vốn của nhà nước. Tuy nhiên năm 2012, chính phủ Việt Nam ban hành nghị định số 24, quy định ngân hàng nhà nước sẽ trực tiếp điều hành và quản lý việc sản xuất vàng miếng SJC, công ty SJC chỉ thực hiện việc gia công vàng miếng chứ không được nhập khẩu hay sản xuất như trước, vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia Việt Nam.
Vàng miếng SJC 1 lượng
1.2. Vàng nhẫn là gì?
Vàng nhẫn là loại vàng được tinh luyện và gia công thành chiếc nhẫn để đeo vào tay. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vàng nhẫn của nhiều thương hiệu khác nhau như SJC, PNJ, DOJI, Bảo tín minh châu, Mi hồng.... với đủ mẫu mã đa dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường vàng nhẫn sẽ được chia thành 2 loại sau:
- Vàng nhẫn trơn 9999: Đây là loại vàng mỏng được đúc thành hình tròn, mặt ngoài bóng loáng không khắc thêm chi tiết gì để đảm bảo giữ được trọn vẹn giá trị, bên trong có khắc hàm lượng vàng, thông tin cửa hàng mua bán. Loại vàng này thường sẽ có hàm lượng vàng là 99.99% hoặc 98.99%.
Vàng nhẫn trơn 9999
- Vàng nhẫn trang sức: Đây là loại vàng thường được chế tác thành nhiều kiểu dáng khác nhau và được đính thêm đá, khắc hoa văn, họa tiết, ký hiệu lên bề mặt. Loại vàng này thường sẽ có pha tạp chất với vàng như nhiều hàm lượng vàng 61%, vàng 68%, vàng 75%....
Vàng nhẫn trang sức
>>> Tham khảo bài viết: Hiểu ngay các ký hiệu trên nhẫn vàng không phải ai cũng biết
2. Điểm mạnh và điểm yếu của vàng miếng SJC so với vàng nhẫn
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của người dân mà giữa vàng miếng SJC và vàng nhẫn sẽ có những mặt lợi thế cũng như hạn chế khác nhau.
2.1. Điểm mạnh của vàng miếng SJC
Chất lượng đảm bảo: Vì là thương hiệu vàng quốc gia nên chất lượng của vàng miếng SJC luôn được đảm bảo, không sợ bị pha lẫn tạp chất hay thiếu hàm lượng vàng bên trong.
Tính thanh khoản cao: Vàng miếng SJC được mua bán, giao dịch trên toàn quốc, không cần phải mua vàng ở tiệm này thì phải bán ở tiệm đó, vô cùng tiện lợi.
Giữ giá tốt: Vì là vàng quốc gia nên giá vàng miếng SJC luôn ở mức cao, rất ít khi bị mất giá so với các loại vàng khác dù có trải qua thời gian bao lâu đi nữa.
Sức hấp dẫn của vàng miếng SJC
2.2. Điểm yếu của vàng miếng SJC
Chênh lệch giá mua bán: Thông thường giá mua và giá bán của vàng miếng SJC có sự chênh lệch khá cao so với vàng nhẫn. Điều này gây ra rủi ro lớn cho người mua nếu không cân nhắc kỹ sẽ dễ dàng chịu thua lỗ khi đầu tư vào vàng.
Không có tính ứng dụng: Hầu như 100% người dân khi mua vàng miếng SJC chỉ để tích trữ để đảm bảo tài sản của bản thân, vì loại vàng này được đúc thành nguyên khối không thể dùng để đeo hay trang trí.
Khả năng bị làm giả: Do tính phổ biến và giá trị cao, vàng miếng SJC có nguy cơ bị làm giả. Vì vậy, việc mua vàng miếng SJC nên được thực hiện tại các cửa hàng uy tín.
Vàng miếng SJC bị làm giả rất tinh vi
2.3. Điểm mạnh của vàng nhẫn
Ứng dụng cao: Không như vàng miếng SJC, vàng nhẫn ngoài việc có thể mua để đầu tư trích trữ thì còn dùng đeo lên tay, làm trang sức lấp lánh. Không chỉ tăng vẻ đẹp cho bản thân mà còn mang yếu tố về mặt phong thủy trong đó.
Giá thành hợp lý: Không như vàng miếng SJC, giá mua và giá bán của vàng nhẫn thường sẽ không có sự chênh lệch nhiều. Giá bán vàng nhẫn cũng sẽ rẻ hơn so với vàng miếng SJC.
Vàng nhẫn dùng để đeo tay trang trí đẹp mắt
2.4. Điểm yếu của vàng nhẫn
Tính thanh khoản thấp: Không như vàng miếng SJC, ở mỗi nơi bán vàng nhẫn khác nhau thì chất lượng vàng sẽ khác nhau. Do đó, gây ra tình trạng khó khăn nếu bạn mua vàng nhẫn ở tiệm này nhưng lại bán ở tiệm khác. Thông thường để tránh bị mất giá, bạn nên bán trực tiếp vàng nhẫn tại nơi mình đã mua.
Chất lượng không đảm bảo: Nếu không phải người trong ngành thì khó có thể nhận biết được chất lượng của vàng nhẫn, vì mỗi nơi sẽ sản xuất ra chất lượng khác nhau. Do đó, bạn nên tìm những tiệm vàng có uy tín, lâu năm để mua.
Khả năng bị mất giá: Do vàng nhẫn thường được dùng để đeo lên tay, khả năng bị va đập, trầy xước hay móp méo, phai màu là rất lớn khiến cho giá trị của vàng nhẫn bị giảm đi phần nào khi bán.
Vàng nhẫn bị phai màu sau thời gian dài sử dụng
>>> Xem thêm bài viết: Nên mua vàng SJC hay 9999 , loại nào lời hơn?
3. Lý do gì khiến vàng miếng đắt hơn vàng nhẫn?
Như đã liệt kê ở trên, vàng miếng SJC là thương hiệu vàng quốc gia, được người dân tin dùng và có tính thanh khoản cao nhất nên giá bán lúc nào cũng đắt hơn so với vàng nhẫn. Ngoài ra, do sự khan hiếm nguồn cung của vàng miếng SJC trên thị trường cũng góp phần nào nguyên nhân khiến cho giá vàng miếng SJC tăng nóng trong thời gian gần đây.
Thương hiệu SJC luôn được người dẫn tin tưởng khi mua vàng tích trữ
4. Giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch giá vàng như hiện nay
Hiện nay có rất nhiều giải pháp được đưa ra để thảo luận và áp dụng từ rất nhiều chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng hiệu quả, chúng ta phải có cái nhìn khách quan, thực tế và trải nghiệm thì mới có thể đưa ra được giải pháp tối ưu nhất dành cho thị trường vàng.
4.1. Tăng nguồn cung vàng
Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng để tăng nguồn cung vàng trong nước. Tuy nhiên, vì mức đấu thầu giá sàn hiện nay quá cao khiến cho các phiên đấu giá rất ít người trúng thầu. Việc trúng thầu ở mức giá sàn cao khiến cho doanh nghiệp vàng không thể bán vàng với giá rẻ, từ đó khiến giá vàng vẫn tăng nóng, đây là giải pháp không khả thi về lâu dài.
4.2. Xóa bỏ nghị định 24
Cần xóa bỏ ngay việc độc quyền vàng miếng SJC, khuyến khích các doanh nghiệp khai thác vàng, nhập khẩu vàng miếng. Việc tăng cung vàng này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm bớt áp lực lên giá vàng.
4.3. Kiểm soát hoạt động đầu cơ
Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường vàng để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi đầu cơ, thao túng giá vàng. Việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu cơ sẽ giúp ổn định thị trường vàng và giảm bớt chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
4.4. Điều chỉnh chính sách tiền tệ hợp lý
Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá. Việc điều chỉnh lãi suất hợp lý sẽ giúp thu hút đầu tư vào đồng Việt Nam, giảm bớt nhu cầu mua vàng và góp phần hạ nhiệt giá vàng trong nước.
4.5. Nâng cao nhận thức của người dân
Chính phủ và các ban bộ ngành nên tích cực tuyên truyền, vận động để người dân có thêm nhiều thông tin đa chiều về bản chất của thị trường vàng. Việc đổ xô đi mua vàng tích trữ về lâu dài sẽ không có lợi cho nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ khó bán hàng, kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khiến đời sống nhân dân trở nên khó khăn.
Hy vọng qua bài viết này của TRIDICO đã giúp bạn hiểu rõ được tại sao vàng miếng lại đắt hơn vàng nhẫn để từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong việc đầu tư và mua bán vàng nhé.
Nguồn: Tổng hợp